Tục thờ cúng tổ tiên là một nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt Nam, nét đẹp thể hiện đạo hiếu của con cháu tưởng nhớ tới người đã khuất trong gia đình, nó là sợi dây vô hình kết nối giữa hai thế giới, tạo nên sự gắn kết trong gia đình, dòng tộc.
Người Việt Nam từ xưa tới nay luôn chú trọng đến việc lễ nghi thờ phụng, nhất là đối với vấn đề tri ân và báo ân. “Uống nước nhớ nguồn, hay ăn trái phải nhớ kẻ trồng cây”. Lời răn rặn của cha ông cháu con luôn phải ghi nhớ có như vậy nếp nhà mới vững bền, dòng tộc mới đoàn kết hưng thịnh, đất nước mới lớn mạnh.
Cội nguồn đó là tổ tiên, ông bà, cha mẹ của chúng ta. Họ là những người đã dầy công giáo dưỡng chúng ta khôn lớn nên người. Thế nên, bổn phận làm con chúng ta phải luôn luôn ghi nhớ công ơn sanh thành giáo dưỡng của ông bà cha mẹ hầu để lo báo đáp thâm ân trong muôn một. Bởi đó là một công lao to lớn mà ở thế gian nầy không gì có thể so sánh được.
Trước khi nói về bức tranh đồng cửu huyền thất tổ, chúng ta nên hiểu rõ về ý nghĩa của 4 chữ ” cửu huyền thất tổ – 九 玄 七 祖
Tôi có tham khảo một số bài viết và tài liệu thì không thấy xuất hiện 4 chữ này. theo đại đức Thích Giác Hoàng thì 4 chữ cửu huyền thất tổ có lẽ là do các nhà sư Việt Nam sáng tạo ra vào thời kì (1728 – 1715) và ý nghĩa của 4 chữ này được giải thích như sau:
“Cửu huyền: Chín đời: Cao (ông sơ), tằng (ông cố), tổ (ông nội), cha, mình, con, cháu, chắt, chít – Chín thế hệ trên, nếu phiên âm bằng chữ Hán thì được viết như sau: Cao – Tằng – Tổ – Khảo – Kỷ – Tử – Tôn – Tằng – Huyền. Như vậy, nếu lấy thế hệ mình làm chính thì tính ngược lên bốn đời và tính xuống bốn đời thành ra chín đời.
Thất tổ: Bảy đời: Cao, tằng, tổ, cao cao, tằng tằng, tổ tổ, cao tổ” – Thất Tổ: Là bảy ông tổ. Tổ là ông nội của đời mình; đi ngược lên sáu đời nữa gọi là thất tổ.
Như vậy người Việt Nam dùng cụm từ cửu huyền thất tổ để chỉ nơi thờ cúng ông bà, cha mẹ đã khuất.
Tìm hiểu về bức tranh đồng cửu huyền thất tổ chạm đồng đại bái
Chất liệu: Đồng vàng nguyên chất, dạng đồng tấm dày 0,6ly được chế tác bởi nghệ nhân chạm đồng của làng nghề truyền thống đồng Đại Bái, tranh có màu vàng sáng tôn thêm vẻ lung linh, huyền ảo cho phòng thờ gia chủ.
Kích thước: bức tranh đồng cửu huyền thất tổ được chế tác với nhiều kích cỡ khác nhau, tùy vào kích thước ban thờ của mỗi gia đình, đồ đồng Vũ Dương chế tác tranh theo kích thước đó.
Nội dung: Bộ tranh đồng cửu huyền thất tổ gồm 3 phần: phần giữa ghi 4 chữ Hán hoặc chữ Quốc ngữ CỬU HUYỀN THẤT TỔ. Phần bên trái ghi: TRỌNG THẤT TỔ NỘI NGOẠI TƯƠNG ĐỒNG, bên phải ghi KÍNH CỬU HUYỀN THIÊN NIÊN BẤT TẬN
Ý nghĩa: Bức tranh cửu huyền thất tổ được đặt chính giữa ban thờ, là sự tiếp nối truyền thống hiếu đạo thờ cúng ông bà tổ tiên nội, ngoại. Bức tranh đồng cửu huyền thất tổ ngoài giá trị về ý nghĩa tâm linh còn có giá trị tôn thêm vẻ linh thiềng, uy nghiêm cho không gian thờ cúng.
Hình ảnh chi tiết về 7 mẫu tranh đồng cửu huyền thất tổ người miền Nam còn gọi là liễn đồng cửu huyền thất tổ